Cấy chỉ chữa bệnh xương khớp, ưu điểm và một số lưu ý khi thực hiện

Cấy chỉ chữa bệnh xương khớp là phương pháp mới kế thừa tinh hoa châm cứu y học cổ truyền với y học hiện đại. Cụ thể những thông tin về cấy chỉ điều trị xương khớp, ưu điểm, quy trình thực hiện và một số lưu ý chăm sóc bệnh nhân sau cấy chỉ sẽ có trong bài viết dưới đây. 

Tổng quan về phương pháp cấy chỉ chữa bệnh xương khớp

Phương pháp cấy chỉ trị xương khớp đang được áp dụng rộng rãi tại các bệnh viện lớn và các trung tâm điều trị, phục hồi chức năng xương khớp. Đây là bước tiến mới trong y học Việt Nam, phương pháp kết hợp tinh hoa châm cứu cổ truyền và y học hiện đại. Nhờ đó nhanh chóng phát hiện nguyên nhân, tác động vào căn nguyên gây bệnh, điều trị tận gốc, giảm đau, viêm xương khớp hiệu quả.

Nguyên lý điều trị của cấy chỉ trị xương khớp

Cấy chỉ là cách chữa bệnh bằng chỉ catgut tự tiêu sau 14 – 21 ngày thường được dùng trong phẫu thuật y khoa. Bằng kỹ thuật cấy chỉ châm cứu sẽ đưa chỉ catgut vào huyệt đạo, sau đó chỉ tiêu biến tạo phản ứng hóa – sinh kích thích sinh trưởng protein tự nhiên, hydratcarbon.

Nguyên lý điều trị bệnh xương khớp bằng phương pháp cấy chỉ dựa trên cơ sở châm cứu cổ truyền
Nguyên lý điều trị bệnh xương khớp bằng phương pháp cấy chỉ dựa trên cơ sở châm cứu cổ truyền

Bên cạnh đó cấy chỉ còn kích thích quá trình chuyển hóa dinh dưỡng và tăng cường tuần hoàn máu đi khắp cơ thể. Chỉ tác động vào huyệt đạo, tạo cân bằng âm dương, khai thông trệ khí, điều chỉnh chức năng phủ tạng.

Nhờ đó cải thiện đáng kể các triệu chứng do viêm, đau xương khớp gây ra.

Các huyệt vị được xác định để cấy chỉ chữa đau xương khớp

Tùy vào tình trạng bệnh của mỗi người, liệu trình và phác đồ điều trị và các huyệt cấy chỉ khác nhau. Cụ thể:

Huyệt chung: Phong môn, Bách hội, Đại chùy, Dương quan, Thận du, Tam âm giao, Huyết hải, Hạ liêu, Thủy tuyền và huyệt Trung đô.

Huyệt riêng:

  • Cấy chỉ xương khớp vai: Huyệt vân môn, hợp cốc, kiên ngung, cự cốt, hàm yến, kiên trinh và nhu du.
  • Cấy chỉ chữa khớp gối: Huyệt túc tam lý, độc tỵ, dương lăng tuyền, huyết hải và âm lăng tuyền.
  • Cấy chỉ chữa khớp háng: Huyệt trật biên, thứ liêu, trung liêu, hoàn khiêu và cự liêu.
  • Vùng xương khớp cổ tay: Huyệt dương trì, ngoại quan, thái uyên, dương khê, hợp cốc và dương cốc.
  • Vùng xương khớp cổ chân: Huyệt giải khê, thân mạch, côn lôn và khâu khư.

Ưu điểm của phương pháp cấy chỉ chữa bệnh xương khớp

Cấy chỉ chữa bệnh xương khớp mang lại hiệu quả tích cực, giảm đau nhanh chóng, ngăn ngừa bệnh tái phát. Không những vậy cấy chỉ xương khớp là phương pháp điều trị có nhiều ưu điểm, được nhiều bệnh nhân lựa chọn.

Cấy chỉ trị xương khớp giảm đau nhanh chóng
Cấy chỉ trị xương khớp giảm đau nhanh chóng

Cụ thể:

  • Không phẫu thuật ngoại khoa, không dùng thuốc Tây nhờ đó không làm ảnh hưởng đến các cơ quan chức năng khác trên cơ thể. Đồng thời người bệnh phục hồi nhanh hơn, không tốn nhiều thời gian, chi phí như phẫu thuật dao kéo.
  • Các triệu chứng của bệnh lý xương khớp thuyên giảm ngay từ lần đầu tiên thực hiện cấy chỉ. Người bệnh có thể cảm nhận được sự thay đổi rõ rệt này.
  • Cấy chỉ tác động vào căn nguyên gây bệnh nhờ đó có thể điều trị triệt để và ngăn ngừa bệnh tái phát.
  • Chi phí điều trị bằng cấy chỉ thấp hơn nhiều so với điều trị ngoại khoa, 1 buổi cấy chỉ có chi phí khoảng 500.000 – 800.000 đồng.
  • Cấy chỉ chữa được nhiều bệnh lý liên quan đến xương khớp như thoái hóa đốt sống, thoát vị đĩa đệm, đau nhức xương khớp…
  • Không để lại sẹo thẩm mỹ như phẫu thuật ngoại khoa, không sưng đau, người bệnh hoàn toàn có thể đi lại ngay sau khi cấy chỉ.

Quy trình thực hiện cấy chỉ xương khớp

Cấy chỉ chữa bệnh xương khớp cần tuân theo các bước tiêu chuẩn để đảm bảo hiệu quả điều trị cao nhất và an toàn cho sức khỏe người bệnh.

Quy trình cấy chỉ tiêu chuẩn gồm có 5 bước
Quy trình cấy chỉ tiêu chuẩn gồm có 5 bước

Quy trình cấy chỉ chữa bệnh xương khớp gồm có 6 bước:

  • Bước 1: Bệnh nhân đến các cơ sở điều trị cấy chỉ, bác sĩ thăm khám, chẩn đoán nguyên nhân, tình trạng bệnh và xác định liệu trình điều trị.
  • Bước 2: Nhân viên y tế cắt chỉ thành các đoạn ngắn 1cm, luồn vào nòng kim cấy chỉ. Thông thường điều trị xương khớp sẽ sử dụng kim số 2.
  • Bước 3: Bác sĩ đánh dấu vị trí các huyệt cấy chỉ, sát trùng huyệt vị và vùng da xung quanh.
  • Bước 4: Bác sĩ thực hiện thao tác cấy chỉ, đẩy nòng kim vào chính giữa huyệt vị, đặt gạc vô trùng vào vị trí vừa cấy ấn chặt và rút kim ra. Gạc được cố định lại trên vị trí cấy chỉ để ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập.
  • Bước 5: Kết thúc cấy chỉ, bác sĩ hướng dẫn bệnh nhân chăm sóc sau cấy chỉ và hẹn lịch tái khám.

Một liệu trình cấy chỉ thường kéo dài 3 – 6 buổi tùy vào tình trạng bệnh và số huyệt cần cấy chỉ. Mỗi buổi của liệu trình cách nhau 15 ngày, người bệnh nên tuân thủ đúng thời gian để đảm bảo hiệu quả tốt nhất.

Lưu ý trước, trong và sau cấy chỉ xương khớp để có hiệu quả cao nhất

Cấy chỉ chữa bệnh xương khớp mang lại hiệu quả tích cực khi người bệnh thực hiện cấy chỉ tại những cơ sở uy tín, bác sĩ có trình độ chuyên môn cao. Những cơ sở hoạt động chui ẩn chứa nhiều rủi ro và biến chứng sau cấy chỉ như nhiễm trùng, vựng châm… vì vậy người bệnh cần hết sức lưu ý khi lựa chọn đơn vị thực hiện cấy chỉ.

Ngoài ra có một số lưu ý cho người chữa bệnh xương khớp bằng cấy chỉ như sau:

  • Trước, trong và sau khi cấy chỉ người bệnh tuyệt đối không được sử dụng các chất kích thích như thuốc là, rượu bia, nước ngọt.
  • Nên giữ tinh thần thoải mái, xây dựng chế độ làm việc khoa học, tránh để tinh thần căng thẳng, ảnh hưởng không tốt đến kết quả cấy chỉ.
  • Trước khi thực hiện cấy chỉ nên vệ sinh cá nhân sạch sẽ, sau cấy chỉ nên kiêng tắm ít nhất 6 giờ, nếu có thể nên kiêng 24h.
  • Không chà xát quá mạnh ở các huyệt đạo cấy chỉ, không nên sử dụng sữa tắm, xà bông hoặc mỹ phẩm dưỡng da có tính kích ứng mạnh.
  • Sau khi cấy chỉ nên nghỉ ngơi tại chỗ 15 – 20 phút để cố định chỉ, nên ở trong nhà 4 – 6 giờ, hạn chế tiếp xúc môi trường khói bụi, độc hại.
  • Thực hiện chế độ dinh dưỡng theo khuyến cáo của bác sĩ, không nên ăn các đồ ăn có tính kích ứng mạnh như đồ cay nóng, hải sản, gạo nếp…

Phương pháp cấy chỉ chữa bệnh xương khớp điều trị được nhiều bệnh lý. Tuy nhiên một số đối tượng không nên áp dụng như phụ nữ mang bầu, người đang bị sốt, thể trạng yếu hoặc người bị dị ứng, da liễu. Bất kể phương pháp điều trị nào cũng cần sử dụng cho đúng đối tượng thì mới phát huy được hiệu quả, vì vậy người bệnh cần hết sức lưu ý.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *