Cấy chỉ chữa thoái hóa đốt sống cổ có tốt không, ưu nhược điểm, lưu ý khi thực hiện

Cấy chỉ chữa thoái hóa đốt sống cổ, phương pháp trị bệnh về xương khớp hiệu quả được áp dụng tại các trung tâm phục hồi chức năng, bệnh viện lớn. Phương pháp này có tốt không, nên dùng cho đối tượng nào? Câu trả lời và những thông tin về cấy chỉ chữa thoái hóa đốt sống sẽ có trong bài viết sau. 

Tìm hiểu phương pháp cấy chỉ chữa thoái hóa đốt sống cổ là gì?

Cấy chỉ chữa thoái hóa cột sống cổ là phương pháp điều trị bệnh bằng cách cấy chỉ catgut trực tiếp vào các huyệt đạo liên quan đến cột sống, đặc biệt là khu vực cổ, vai gáy. Sau khi chỉ được cấy vào huyệt đạo chỉ sẽ tự tiêu biến thành các dược chất hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả từ căn nguyên gây bệnh. Phương pháp này có thể giúp bệnh nhân giảm đau ngay từ lần điều trị đầu tiên.

Cấy chỉ chữa thoái hóa đốt sống cổ phương pháp điều trị mới đang được áp dụng rộng rãi
Cấy chỉ chữa thoái hóa đốt sống cổ phương pháp điều trị mới đang được áp dụng rộng rãi

Khi điều trị thoái hóa cột sống bằng cấy chỉ người bệnh không phải sử dụng các loại thuốc tây, không có tác dụng phụ tới cơ quan chức năng khác. Một liệu trình cấy chỉ chữa bệnh thường kéo dài 3 – 6 lần tùy vào tình trạng bệnh, khoảng cách giữa các lần cấy chỉ là 2 tuần.

Phương pháp cấy chỉ chữa thoái hóa cột sống cổ được cải biến từ châm cứu truyền thống kết hợp với khoa học kỹ thuật hiện đại mang lại hiệu quả vượt trội. Bệnh nhân cần kiên trì và thực hiện theo đúng phác đồ của bác sĩ để cải thiện bệnh lý tốt nhất.

Cơ chế tác động và các bước thực hiện cấy chỉ đốt sống cổ

Nếu như kỹ thuật châm cứu chỉ tác động vào huyệt đạo để làm lưu thông khí huyết, tăng cường tuần hoàn máu thì cấy chỉ là một bước tiến mới với cơ chế điều trị riêng biệt.

Phương pháp cấy chỉ chữa thoái hóa đốt sống cổ sử dụng chỉ tự tiêu cấy vào huyệt đạo, kích thích cơ thể sản sinh adenosin và beta endorphin… Đây đều là các hoạt chất làm giảm đau, kháng viêm cực mạnh nhờ đó giúp người bệnh giảm các cơn đau do thoái hóa cột sống gây ra.

Cấy chỉ thoái hóa đốt sống cổ sẽ tác động lên 10 – 15 huyệt vị, kích thích tuần hoàn máu, điều hòa thần kinh, cân bằng huyết áp. Ngoài ra cấy chỉ còn giúp khắc phục tình trạng chèn ép rễ thần kinh và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của thoái hóa cột sống.

Các bước thực hiện chữa thoái hóa cột sống bằng cấy chỉ:

  • Bước 1: Bác sĩ thăm khám, lên phác đồ điều trị cho bệnh nhân.
  • Bước 2: Chọn chỉ và kim châm, chỉ được cắt thành từng đoạn dài 1 – 1,5cm, sử dụng kim số 23.
  • Bước 3: Bác sĩ xác định các huyệt vị và đánh dấu vị trí cấy chỉ, tùy vào tình trạng bệnh lý số huyệt cấy chỉ sẽ khác nhau.
  • Bước 4: Thực hiện cấy chỉ vào các huyệt đã được đánh dấu.
  • Bước 5: Kết thúc cấy chỉ, bác sĩ kiểm tra kết quả và dặn dò bệnh nhân chăm sóc sau cấy chỉ.

Ưu nhược điểm của phương pháp cấy chỉ chữa thoái hóa đốt sống

Mỗi phương pháp điều trị đều có những điểm mạnh và điểm yếu khác nhau, cấy chỉ chữa thoái hóa đốt sống cổ cũng vậy. Bên cạnh những ưu điểm vượt trội thì phương pháp này cũng còn tồn tại một số nhược điểm. Trước khi lựa chọn cấy chỉ người bệnh nên tìm hiểu kỹ về những điểm mạnh và điểm yếu của phương pháp này để có sự chuẩn bị.

Điều trị bệnh bằng cấy chỉ an toàn, nhanh chóng, hiệu quả tích cực
Điều trị bệnh bằng cấy chỉ an toàn, nhanh chóng, hiệu quả tích cực

Ưu điểm: 

  • Thời gian thực hiện nhanh, mỗi buổi điều trị từ 30 – 60 phút tùy vào số lượng chỉ cần cấy.
  • Chi phí điều trị thấp hơn so với các phương pháp chữa thoái hóa cột sống khác.
  • Cải thiện các triệu chứng đau nhức, giảm sưng viêm ngay từ buổi đầu tiên của liệu trình.
  • Cấy chỉ giúp ngăn chặn và làm chậm quá trình thoái hóa đốt sống, nuôi dưỡng hệ thần kinh, tăng cường tuần hoàn máu và trao đổi chất trong cơ thể.
  • Cấy chỉ giúp giải phóng rễ thần kinh bị chèn ép, giảm đau hiệu quả.
  • Phương pháp cấy chỉ phù hợp với nhiều đối tượng, nhiều độ tuổi khác nhau.
  • Ngoài ra, cấy chỉ không sử dụng đến các loại thuốc Tây như điều trị Tây Y và ngoại khoa nên không tác động tiêu cực tới các bộ phận khác trên cơ thể.

Nhược điểm:

  • Một số trường hợp bệnh nhân thực hiện cấy chỉ chữa thoái hóa đốt sống cổ tại các sở sở không uy tín có thể bị nhiễm khuẩn huyệt đạo, sưng viêm, nhiễm trùng.
  • Bác sĩ tay nghề kém, xác định sai huyệt đạo khiến người bệnh bị liệt nửa người hoặc liệt cổ. Cấy chỉ lệch vị trí có thể gây ra chảy máu trong, vựng châm.
  • Cơ địa đào thải chỉ, kích ứng, bị sưng đỏ (trường hợp này hiếm gặp).
  • Ngoài ra khi cấy chỉ sai vị trí có thể khiến bệnh nhân bị chóng mặt, buồn nôn…

Nhìn chung phương pháp cấy chỉ chữa thoái hóa đốt sống cổ có nhiều ưu điểm và hiệu quả tích cực. Các biến chứng xảy ra chỉ khi người bệnh thực hiện điều trị tại những cơ sở không uy tín, điều kiện vệ sinh không đảm bảo. Vì vậy để đảm bảo an toàn người bệnh nên tìm đến các địa chỉ chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng cấy chỉ có thương hiệu, các trung tâm, bệnh viện lớn.

Đối tượng chống chỉ định sử dụng phương pháp cấy chỉ điều trị bệnh

Không phải ai cũng phù hợp để chữa thoái hóa đốt sống bằng cấy chỉ. Một số đối tượng được chỉ định điều trị nội khoa, người bị rối loạn thần kinh thực vật, rễ thần kinh bị chèn ép thì có thể cấy chỉ.

Phụ nữ đang có bầu cần cẩn trọng khi muốn chữa bệnh cột sống bằng cấy chỉ
Phụ nữ đang có bầu cần cẩn trọng khi muốn chữa bệnh cột sống bằng cấy chỉ

Tuyệt đối không được cấy chỉ cho các trường hợp chống chỉ định sau đây:

  • Người có tiền sử huyết áp cao, huyết áp không ổn định, người bị bệnh tim.
  • Người đái tháo đường hoặc có lượng đường huyết không ổn định.
  • Người có tiền sử dị ứng, dị ứng với chỉ catgut, không hợp cơ địa.
  • Người đang bị sốt hoặc mắc bệnh về da liễu.
  • Phụ nữ có thai cần cẩn trọng khi thực hiện cấy chỉ, có thể tham khảo ý kiến bác sĩ.

Lưu ý trước, trong và sau khi cấy chỉ chữa thoái hóa đốt sống cổ

Tính hiệu quả của phương pháp cấy chỉ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Ngoài lựa chọn địa chỉ uy tín, thực hiện đúng liệu trình thì trong thời gian cấy chỉ người bệnh cũng cần lưu ý:

  • Tuyệt đối tuân theo phác đồ điều trị, đi tái khám đúng ngày, thực hiện đầy đủ các buổi điều trị để mang lại hiệu quả tốt nhất.
  • Không nên để bụng quá đói hoặc ăn quá no trước khi thực hiện cấy chỉ, không cấy chỉ khi cơ thể suy nhược, mệt mỏi.
  • Nên vệ sinh cá nhân sạch sẽ trước khi cấy chỉ, sau cấy chỉ cần kiêng tắm ít nhất 6 tiếng.
  • Sau khi cấy chỉ người bệnh có thể di chuyển bình thường nhưng để hỗ trợ tốt nhất cho quá trình điều trị, ổn định vị trí cấy chỉ thì bệnh nhân nên nằm nghỉ tại chỗ 15 – 30 phút.
  • Không chà xát quá mạnh vào các vị trí cấy chỉ, không sử dụng các loại mỹ phẩm có tính kích ứng cao có thể phản ứng với chỉ gây viêm nhiễm.
  • Xây dựng chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, không khuân vác đồ quá nặng sau khi cấy chỉ, hạn chế tiếp xúc với môi trường khói bụi.
  • Tuyệt đối không được sử dụng các chất kích thích, đồ uống có cồn như rượu, bia, nước uống có ga.
  • Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào người bệnh cần liên hệ ngay với bác sĩ phụ trách để được hướng dẫn xử lý.

Trên đây là một số thông tin quan trọng về phương pháp cấy chỉ chữa thoái hóa đốt sống cổ. Hiệu quả của cấy chỉ tốt hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố chủ quan và khách quan. Việc cần làm đầu tiên của người bệnh là đến cơ sở uy tín để được bác sĩ thăm khám và tư vấn liệu trình phù hợp. Tránh để tình trạng bệnh nặng hơn và gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng khác.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *