Liệu pháp cấy chỉ hen phế quản và những thông tin không thể bỏ qua
Cấy chỉ hen phế quản giúp người bệnh cải thiện chức năng hệ hô hấp, ngăn chặn các cơn hen suyễn. Đây là phương pháp điều trị an toàn, không xâm lấn, không phẫu thuật, không sử dụng thuốc. Vậy làm thế nào cấy chỉ có thể chữa được hen suyễn, thông tin cụ thể sẽ có trong bài viết sau.
Tìm hiểu phương pháp cấy chỉ chữa hen phế quản là gì?
Trước khi tìm hiểu về cách chữa bệnh hen phế quản bằng phương pháp cấy chỉ, hãy xem bác sĩ chuyên khoa hô hấp nói gì về căn bệnh này.
Theo bác sĩ, bệnh hen suyễn hay còn được gọi là hen phế quản, đây là căn bệnh mãn tính gây ảnh hưởng lớn tới chức năng hô hấp. Khi người bệnh lên cơn hen, lớp niêm mạc phế quản bị sưng đau, ho nhiều gây kích ứng viêm nhiễm. Ngoài ra, khi lớp niêm mạc sưng, ống khí bị thu hẹp, người bệnh sẽ có cảm giác khó thở.
Theo phân tích của Đông y, nguyên nhân gây ra căn bệnh này là do thận, tỳ, phế bị rối loạn, kéo theo chức năng co thắt khí quản bị ảnh hưởng. Phương pháp cấy chỉ sẽ giải quyết được vấn đề này.
Cấy chỉ hen phế quản có sự kết hợp giữa kỹ thuật châm cứu với Tây y hiện đại đưa chỉ catgut vào huyệt đạo. Chỉ sẽ tự tiêu biến thành chất dinh dưỡng trong 15 – 25 ngày. Bản chất chỉ catgut chính là tinh chất protein, kích thích phản ứng sinh hóa, tác động đến kinh lạc. Từ đó làm giảm các triệu chứng của bệnh hen suyễn, ngăn chặn cơn hen xuất hiện trở lại.
Ưu điểm của cấy chỉ chữa hen phế quản
Bên cạnh những tác dụng tuyệt vời, giúp người bệnh loại bỏ được cơn hen phương pháp cấy chỉ còn có nhiều ưu điểm nổi bật như:
- Không cần sử dụng thuốc, không xâm lấn sâu, hiệu quả tích cực ngay từ lần cấy chỉ đầu tiên.
- Bệnh nhân không cần phải nhập viện, sau khi thực hiện cấy chỉ có thể đi lại bình thường, nghỉ ngơi tại chỗ 15 phút là có thể xuất viện.
- Thủ thuật đơn giản, thời gian ngắn, mỗi buổi điều trị khoảng 45 – 60 phút tùy vào số huyệt đạo cần cấy chỉ.
- Chi phí điều trị bệnh thấp hơn nhiều so với phẫu thuật ngoại khoa, không có nhiều phát sinh sau điều trị.
- Cấy chỉ không những điều trị bệnh hen phế quản mà còn giúp cơ thể hồi phục, tăng cường chức năng miễn dịch, đề kháng. Nhờ đó ngăn ngừa bệnh tái phát sau điều trị.
Cấy chỉ hen phế quản có hiệu quả không?
Khi mới tìm hiểu về cấy chỉ chữa bệnh hen phế quản, rất nhiều người còn thắc mắc không biết phương pháp này có thực sự hiệu quả không?
Hen phế quản là bệnh mãn tính nên khó có thể điều trị dứt điểm và có nhiều biến chứng khó lường trước. Theo đánh giá của nhiều bác sĩ dựa trên hiệu quả của những người đã thực hiện cấy chỉ thì đây là phương pháp an toàn, không xâm lấn. Sau khi cấy chỉ bệnh nhân đã cải thiện được 90% các triệu chứng thường gặp của hen phế quản.
Phương pháp cấy chỉ tác động vào căn nguyên gây bệnh, giải phóng các huyệt đạo, kích thích dẫn truyền thần kinh, lưu thông khí huyết. Nhớ đó cải thiện tình trạng khó thở, hen suyễn ở nhiều đối tượng bệnh nhân.
Theo chia sẻ từ một số người bệnh, sau khi cấy chỉ các triệu chứng gần như được kiểm soát ngay lập tức. Bước sang buổi thứ 3 của liệu trình, một số triệu chứng như ho nhiều, khó thở đã biến mất, người bệnh cảm nhận được sự thay đổi rõ rệt.
Cấy chỉ không những làm giảm các triệu chứng nhanh chóng mà còn giúp tăng đề kháng và chức năng miễn dịch. Nhờ đó giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, ngăn ngừa nguy cơ hen suyễn tái phát.
Đối tượng chỉ định và chống chỉ định cấy chỉ chữa hen
Cấy chỉ chữa hen phế quản là liệu pháp an toàn, mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên không phải đối tượng nào cũng có thể thực hiện chữa trị bằng phương pháp này. Theo khuyến cáo của các bác sĩ chuyên khoa cấy chỉ chữa hen suyễn, các đối tượng chỉ định và chống chỉ định cấy chỉ chữa hen như sau:
Đối tượng chỉ định:
- Người bị bệnh hen suyễn lâu năm, ho hen dai dẳng, thường xuyên bị lên cơn hen co rút, khó thở.
- Người đang gặp phải các bệnh lý về hô hấp, viêm phế quản, viêm họng mãn tính.
Đối tượng chống chỉ định:
- Phụ nữ đang trong thai kỳ, phụ nữ mới sinh con dưới 1 tháng.
- Người bị dị ứng với chỉ catgut, cơ thể đào thải chỉ.
- Người đang bị cảm, sốt cao.
- Người bị tăng huyết áp, có tiền sử bệnh huyết áp, tim mạch.
- Đối tượng có thể trạng kém, cơ thể suy nhược, tinh thần không ổn định.
- Người bị bệnh da liễu ở những vùng có huyệt vị cần cấy chỉ.
- Người đang gặp phải các cơn đau do ngoại khoa.
Phác đồ điều trị cấy chỉ chữa hen
Khi điều trị hen suyễn bằng phương pháp cấy chỉ, người bệnh cần thăm khác và xác định liệu trình cụ thể dựa trên mức độ nghiêm trọng của bệnh. Thông thường phác đồ cấy chỉ hen phế quản cần thực hiện qua 3 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Cấy chỉ ngăn chặn cơn hen.
- Giai đoạn 2: Cấy chỉ cắt cơn hen khi bệnh nhân đang lên cơn.
- Giai đoạn 3: Cấy chỉ thời kỳ hòa hoãn giúp cơ thể sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch, điều hòa khí huyết.
Liệu trình cấy chỉ chữa bệnh hen phế quản từ 3 – 5 buổi, tùy thuộc vào tình trạng bệnh nhân. Mỗi buổi điều trị, bác sĩ sẽ cấy chỉ vào các huyệt khác nhau. Cụ thể:
- Huyệt xá khí: Giúp điều hòa khí huyết, giảm nhanh các triệu chứng khó thở, hỗ trợ cắt cơn hen. Huyệt này được xác định nằm ở đáy cổ.
- Huyệt liệt khuyết: Giúp điều hòa khí huyết toàn thân, làm giảm nhanh các triệu chứng tức ngực, ho, ngạt mũi. Huyệt liệt khuyết nằm ở cổ tay, cách lằn ngang cổ tay khoảng 1,5 thốn.
- Huyệt trung phủ: Giúp điều hòa phế khí, giảm ho, tức ngực, cắt cơn hen. Vị trí huyệt nằm ở cuối, ngoài xương đòn khoảng 1 thốn.
- Huyệt thiên đột: Giúp tuyên phế, tiêu đờm, điều hòa khí huyết, tốt cho yết hầu. Xác định vị trí huyệt thiên đột ở lõm bờ sau xương ức.
- Huyệt chiên trung: Giúp điều khí, thanh lọc phế quản, tiêu đờm, giảm tức ngực. Huyệt là giao điểm của đường nối 2 núm ti và đường chạy dọc xương ức.
- Huyệt định suyễn: Giúp kiểm soát các cơn hen cấp tính, huyệt nằm ở vị trí ngang với đại chùy, cách đại chùy 1 tấc.
- Huyệt quan nguyên: Giúp họa tiêu, hóa thấp trệ, huyệt nằm ở dưới đốt sống lưng đo ngang ra 1,5 thốn.
- Huyệt phế du: Kích thích điều hòa vinh huyết, điều phế. Huyệt nằm ở dưới gai đốt sống lưng đo ngang ra 1,5 thốn.
- Huyệt túc tam lý: Giúp bổ sung khí huyết, thông kinh lạc, điều hòa huyết áp, hỗ trợ đắc lực trong điều trị hen suyễn. Vị trí huyệt túc tam lý ở dưới mắt gối ngoài 3 thốn.
Quy trình thực hiện cấy chỉ chữa hen suyễn
Khi cấy chỉ chữa hen suyễn được thực hiện theo đúng quy trình, kết hợp với kỹ thuật chuyên môn cao của bác sĩ sẽ mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất.
Các bước của quy trình cấy chỉ hen phế quản gồm có:
- Bước 1: Thăm khám và xác định mức độ viêm khớp của từng đối tượng bệnh nhân. Ngoài ra, bác sĩ cần khai thác thông tin tiền sử mắc bệnh, xác định bệnh nhân thuộc nhóm đối tượng chỉ định được phép cấy chỉ.
- Bước 2: Lên phác đồ cụ thể và liệu trình phù hợp với tình trạng bệnh lý, tùy vào mức độ sẽ có phác đồ khác nhau.
- Bước 3: Bác sĩ chuẩn bị, sát trùng dụng cụ, sát trùng vị trí được đánh dấu cấy chỉ để đảm bảo vô khuẩn, không bị viêm nhiễm sau cấy chỉ. Chuẩn bị các đoạn chỉ catgut ngắn 1 – 1,5cm luồn vào kim.
- Bước 4: Bác sĩ thực hiện cấy chỉ vào các huyệt đạo đã được đánh dấu, thao tác cần nhanh gọn, dứt khoát, cắm kim vào đúng huyệt đạo. Sau đó từ từ đẩy nòng kim cho chỉ nằm lại trong huyệt vị, từ từ rút kim ra. Lưu ý ở bước này cần thực hiện chính các nếu không có thể gây teo cơ hoặc bị liệt khớp.
- Bước 5: Đặt gạc vô trùng lên vị trí vừa cấy chỉ, băng bó lại. Để bệnh nhân nghỉ ngơi tại chỗ, dặn dò chăm sóc sau cấy chỉ và kết thúc buổi điều trị.
Một số lưu ý khi thực hiện cấy chỉ chữa hen suyễn
Để nhanh chóng cải thiện tình trạng bệnh hen suyễn thì trước, trong và sau khi cấy chỉ người bệnh cần lưu ý:
- Tuyệt đối không được hút thuốc lào, thuốc lá, sử dụng các chất kích thích có ảnh hưởng đến hô hấp. Nên tránh xa người đang hút thuốc, môi trường khói bụi, ô nhiễm.
- Có chế độ ăn uống khoa học, tránh xa các loại đồ ăn không tốt cho hệ hô hấp như tôm, cua, mực, trứng cá, lạc…
- Thường xuyên dọn dẹp nhà cửa, loại bỏ bụi bẩn, hạn chế tiếp xúc với hương liệu, phấn hoa…
- Sau khi cấy chỉ nên nghỉ ngơi, thư giãn, không nên làm việc quá sức. Ngoài ra, người bệnh cần kiêng tắm trong vòng 6 – 24 giờ, không nên xoa bóp quá mạnh ở vùng cấy chỉ.
- Khi cấy chỉ nếu thấy cơ thể có phản ứng bất thường, chóng mặt, buồn nôn cần báo ngay bác sĩ để kịp thời điều chỉnh, xử lý.
- Trước khi cấy chỉ nên vệ sinh cá nhân sạch sẽ, không nên cấy chỉ khi đói hoặc khi ăn quá no.
- Sau khi cấy chỉ có thể xuất hiện tình trạng tím bầm ở huyệt cấy chỉ. Vết bầm sẽ tự tiêu trong 3 – 5 ngày nên không cần quá lo lắng, người bệnh có thể dùng đá lạnh chườm.
- Trường hợp cơ địa không tương thích có thể khiến chỉ bị đẩy ra ngoài, nổi cộm trên da… Khi đó, bệnh nhân cần đến ngay cơ sở y tế để kịp thời xử lý, tránh để nhiễm trùng gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe.
Cấy chỉ hen phế quản là cơ hội cải thiện tình trạng bệnh mãn tính, ho, khó thở kéo dài. Khi có dấu hiệu hen suyễn bệnh nên đi thăm khám để sớm được tư vấn liệu trình phù hợp và điều trị dứt điểm. Không nên chủ quan khiến bệnh diễn biến nghiêm trọng, gây suy hô hấp, ảnh hưởng đến tính mạng.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!