Cấy chỉ khớp gối -Ưu điểm, cách thực hiện và cách chăm sóc

Cấy chỉ khớp gối là phương pháp điều trị bệnh nổi tiếng trong những năm gần đây. Kỹ thuật cấy chỉ được áp dụng vào y học hiện đại đã mang lại nhiều kết quả tích cực đặc biệt với nhóm bệnh xương khớp. Bài viết giới thiệu tới bạn đọc một số thông tin về nguyên lý hoạt động, cách cấy chỉ chữa bệnh khớp gối.  

Cấy chỉ khớp gối và nguyên lý điều trị

Cấy chỉ khớp gối là cách chữa bệnh đau nhức khớp gối, thoái hóa khớp gối bằng cách đưa chỉ catgut vào trong các huyệt đạo liên quan đến xương khớp đầu gối. Phương pháp này kế thừa kỹ thuật châm cứu truyền thống kết hợp với dưỡng chất từ chỉ catgut giúp người bệnh phục hồi tổn thương.

Cấy chỉ chữa bệnh liên quan đến khớp gối đang được áp dụng tại nhiều bệnh viện lớn giúp bệnh nhân thoát khỏi nỗi ám ảnh viêm khớp
Cấy chỉ chữa bệnh liên quan đến khớp gối đang được áp dụng tại nhiều bệnh viện lớn giúp bệnh nhân thoát khỏi nỗi ám ảnh viêm khớp

Chỉ catgut là chỉ tự tiêu thường được dùng trong phẫu thuật ngoại khoa. Chỉ sẽ tự tiêu biến thành các dưỡng chất có lợi trong 15 – 20 ngày giúp người bệnh giảm đau, tăng sức đề kháng tự nhiên.

Nguyên lý điều trị của cấy chỉ khớp gối

Nguyên lý hoạt động của phương pháp cấy chỉ là sau khi chỉ được đưa vào huyệt đạo làm lưu thông khí huyết, cân bằng âm dương. Nhờ đó kích thích tuần hoàn máu khắp cơ thể, tăng trương lực giữa các cơ. Ngoài ra khi chỉ được cấy vào huyệt vị sẽ kích thích tăng tái tạo protein, hidrocacbon, tăng chuyển hóa dinh dưỡng.

Cấy chỉ là một phương pháp phục hồi chức năng hiệu quả, làm giảm tình trạng co cứng và chống teo cơ cho người bị bệnh khớp gối. Phương pháp cấy chỉ điều trị thoái hóa khớp gối đã được Bộ Y Tế chứng nhận an toàn và đưa vào sử dụng tại nhiều bệnh viện lớn.

Các huyệt được chỉ định khi cấy chỉ chữa khớp

Khi điều trị bệnh khớp gối bằng cấy chỉ, bác sĩ sẽ thực hiện cấy chỉ catgut vào các huyệt Tất nhãn, Độc ty, Lương khâu, Huyệt hải, Lăng tuyền. Ngoài các huyệt chủ trị, một số huyệt có tác dụng toàn thân cũng được cấy nhằm tăng hiệu quả giảm đau, giảm cứng khớp, bổ can thận. Cụ thể một số huyệt như:

  • Cấy chỉ huyệt thận du giúp bổ thận, tốt cho xương khớp.
  • Cấy chỉ huyệt dương lăng tuyền giúp tăng cân cơ, chống teo cơ.
  • Cấy chỉ huyệt tam âm giao giúp bồi bổ tỳ, thận và can.

Mỗi huyệt có một chức năng khác nhau và được cấy lần lượt, tùy theo phác đồ điều trị của bác sĩ, mỗi buổi chỉ cấy chỉ cho một số huyệt vị nhất định.

Ưu điểm của phương pháp cấy chỉ chữa bệnh khớp gối

Cấy chỉ chữa khớp gối không những giúp người bệnh nhanh chóng giảm đau ngay sau buổi điều trị đầu tiên. Bên cạnh đó phương pháp này còn kích thích chuyển hóa dinh dưỡng và tuần hoàn máu. Nhờ đó giúp người bệnh khỏe mạnh hơn, tăng cường chức năng miễn dịch, đề kháng tự nhiên.

Ưu điểm lớn nhất của phương pháp điều trị này là mang lại hiệu quả giảm đau nhanh chóng ngay từ buổi đầu tiên của liệu trình
Ưu điểm lớn nhất của phương pháp điều trị này là mang lại hiệu quả giảm đau nhanh chóng ngay từ buổi đầu tiên của liệu trình

Biện pháp cấy chỉ khớp gối khắc phục được các nhược điểm của điều trị ngoại khoa như: gây đau, chảy máu. Hay so với điều trị Tây y thì cấy chỉ không gây tác dụng phụ cho cơ quan chức năng như gan, thận. Ngoài ra, cấy chỉ chữa thoái hóa khớp gối còn có một số ưu điểm vượt trội khác:

  • Điều trị triệt để khi chỉ catgut tác động trực tiếp vào căn nguyên gây bệnh, dưỡng chất giúp phục hồi tổn thương và ngăn ngừa bệnh tái phát.
  • Thời gian điều trị nhanh chóng, mỗi buổi cấy chỉ được thực hiện trong khoảng 40 – 60  phút tùy vào số lượng chỉ cấy. Mỗi buổi điều trị cách nhau 15 ngày, thông thường người bệnh cần điều trị 4 – 6 buổi.
  • Không phải sử dụng thuốc Tây, không ảnh hưởng tới chức năng gan, thận.
  • Phương pháp cấy chỉ khớp gối được giới chuyên môn đánh giá cao về tính an toàn, không xâm lấn xâu, hiệu quả tương đương với phẫu thuật ngoại khoa.
  • Khi cấy chỉ vào các huyệt có tác dụng toàn thân giúp cải thiện chức năng tuần hoàn, lưu thông khí huyết, giảm đau hiệu quả.
  • Dưỡng chất từ chỉ catgut giúp nuôi dưỡng dây thần kinh khớp gối, ngăn ngừa cơn đau tái phát
  • Biện pháp cấy chỉ khớp gối có khả năng làm tăng phản ứng đồng hóa, giảm phản ứng dị hóa. Nhờ đó hỗ trợ cải thiện chức năng miễn dịch, tăng sức đề kháng tự nhiên của cơ thể người bệnh.

Quy trình thực hiện cấy chỉ tại các bệnh viện lớn

Cấy chỉ điều trị bệnh khớp gối yêu cầu bác sĩ cần có kỹ thuật tốt và thực hiện theo quy trình tiêu chuẩn, đảm bảo an toàn, hiệu quả. Dưới đây là các chuẩn bị và tiến hành cấy chỉ khớp gối:

  • Bác sĩ thăm khám và xác định tình trạng, nguyên nhân gây bệnh và đưa ra liệu trình điều trị phù hợp.
  • Đánh dấu các vị trí huyệt cấy chỉ theo phác đồ điều trị của từng buổi.
  • Y tá sát trùng các vị trí cấy chỉ và thiết bị cấy chỉ, cắt chỉ thành các đoạn ngắn 1 – 1,5cm, luồn sẵn vào kim.
  • Bác sĩ thực hiện cấy chỉ vào các huyệt đã được đánh dấu. Thao tác thực hiện cần nhanh gọn, dứt khoát đâm kim xuyên qua da rồi đẩy từ từ vào sâu 1 – 3cm.
  • Cho lòng vào ống kim, đẩy nòng từ từ để chỉ catgut nằm lại trong huyệt rồi rút kim ra.
  • Đặt gạc sát khuẩn tại các vị trí cấy chỉ, băng lại.
  • Kết thúc cấy chỉ, bác sĩ dặn dò bệnh nhân cách chăm sóc sau cấy chỉ và hẹn lịch buổi kế tiếp.
Trước khi thực hiện cấy chỉ, bác sĩ cần khử trùng dụng cụ, cắt chỉ thành từng đoạn luồn vào ống kim
Trước khi thực hiện cấy chỉ, bác sĩ cần khử trùng dụng cụ, cắt chỉ thành từng đoạn luồn vào ống kim

Lưu ý: Nếu trong quá trình cấy chỉ, người bệnh có những biểu hiện bất thường thì bác sĩ cần dừng thao tác, kiểm tra. Sau khi cấy chỉ để bệnh nhân nằm nghỉ ngơi 15 – 30 phút xem có bị chảy máu tại huyệt vị hay không. Từ đó đưa ra giải pháp xử lý và đánh giá hiệu quả buổi điều trị

Một số lưu ý cho người bệnh trước trong và sau cấy chỉ chữa khớp

Cấy chỉ chữa bệnh thoái hóa khớp gối mang lại hiệu quả cao, giảm đau nhanh chóng. Tuy nhiên, để có được kết quả tốt nhất và đảm bảo an toàn thì người bệnh cần lưu ý:

  • Không phải đối tượng nào cũng phù hợp với cấy chỉ chữa bệnh. Phương pháp cấy chỉ chống chỉ định cho phụ nữ có thai, người bị huyết áp cao, bị ốm sốt hoặc thể trạng yếu. Ngoài ra, trường người bệnh thường xuyên làm việc căng thẳng cũng không nên thực hiện cấy chỉ khớp gối.
  • Tùy vào cơ địa sẽ mang lại hiệu quả khác nhau. Trong một số trường hợp cơ địa đào thải chỉ khiến tình trạng bệnh không thuyên giảm. Người bệnh cần liên hệ với bác sĩ chỉ trị để có phương án xử lý.
  • Không nên ăn quá no hoặc để bụng quá đói trước khi cấy chỉ. Sau khi cấy chỉ nên kiêng một số món ăn theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Cấy chỉ xong người bệnh nên nằm nghỉ ngơi tại chỗ khoảng 15 – 20 phút để cố định chỉ, không làm tổn thương các mô xung quanh. Hạn chế vận động mạnh, khuân vác đồ nặng, làm việc căng thẳng.
  • Không nên sử dụng các loại sữa tắm, kem dưỡng có tính kích ứng mạnh, người bệnh nên kiêng tắm trong 6 – 24 giờ. Không chà xát hoặc ấn mạnh vào các vị trí cấy chỉ làm tổn thương mô cơ, nhiễm trùng.
  • Chọn địa chỉ cấy chỉ uy tín, bác sĩ có trình độ chuyên môn cao để đảm bảo an toàn, hiệu quả, hạn chế tối đa những biến chứng.
  • Đi thăm khám và điều trị đúng theo liệu trình để đảm bảo kết quả tốt nhất.

Phương pháp cấy chỉ khớp gối được xem là giải pháp tối ưu, chi phí rẻ, phù hợp với nhiều đối tượng bệnh nhân. Hy vọng những thông tin đã cung cấp trong bài viết này giúp người đang bị bệnh khớp gối hiểu hơn về cấy chỉ. Tự tin hơn khi đưa ra quyết định cũng như biết cách chăm sóc bản thân sau cấy chỉ để nhanh chóng lành bệnh.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *